Sự phát triển Kinh_tế_tri_thức

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức.[5]. Có thể kể đến những ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD. Những năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan...để đo lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện nay có chỉ số KEI (knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới.Năm 2012, Thụy Điển, Phần LanĐan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16. Trong bảng đánh giá này, Việt Nam xếp hạng 104 với số điểm 3,4, tăng 9 bậc so với năm 2000.[6]